Tư vấn miễn phí - 0984 903 333 dieuanngocdn@gmail.com

Theo từ điển Hán Việt thì Phong là gió, thuỷ là nước. Phần lớn chỉ quan niệm đơn giản cho rằng: phong thuỷ là một khoa chuyên nguyên cứu về quan hệ giữa gió và nước và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người.

cong 4

Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì quả là chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và vai trò của Phong thuỷ trong đời sống con người!
Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ. Những văn bản cổ xưa nhất đã ghi dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc – Khoa đẩu) sau khi giải mã đã cho thấy rõ điều này.

Các thành ngữ trong dân gian như : “Chọn đất mà ở” (trạch địa nhi cư), “Gần nước hướng về mặt trời” (cận thuỷ hướng dương) cho thấy các quan niệm chọn đất có phương pháp đã phổ biến rộng rãi tong tư tưởng mọi người. Điều này chỉ ra rằng: đã có một hệ thống tư tưởng định hướng cho dân cư cổ đại trong việc chọn địa bàn sinh sống khi thòi kì quần cư bắt đầu.

Dấu vết này cũng có thể nhận thấy trong Kinh Thi là tập hợp ca dao tục ngữ cổ, tương truyền do Khổng tử biên tập lại. Những sách vở được coi là vào thời kì Thương, Chu các địa danh đã có sự phân định khá chi tiết như đồi, núi, gò, đống chỉ những khu vực địa hình cao so với sông , suối, lạch, ngòi là những từ để mô tả những khu vực thấp trũng mang nước. Chứng tỏ con người thời kì này đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa hình thể và tác dụng của nó ảnh hưởng thế nào đối với con người.

Ngoài ra sử sách khi nói về sự kiện xe chỉ hưóng Nam cón từ thời thượng cổ cũng chỉ ra được thành tựu của con ngưòi trong việc định phưong hướng địa bàn.

Truyền thống ứng dụng phong thủy của nến văn hiến Việt cũng được nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước: Trong những câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng nước vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự tự hào, Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên soạn truyền thuyết này vào trong cuốn Nghìn xưa văn hiến do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1999Như vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử phát triển trải hàng nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy trong xã hội Đơng phương là không thể phủ nhận.

Phong thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần hoạch định những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo nên những cung điện nguy nga, khiến Tây phương cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng trong một số không ít các trường hợp do cách giải thích của những người làm nghề phong thủy vì mục đích vụ lợi hay do thiếu hiểu biết khiến ; khiến Phong thuỷ được hiểu như là một môn khoa học thần bí và bị ngộ nhận là bùa mê, thuốc lú làm tiền người dân, mê muôi một bộ phận dân chúng, gây những nghi ngờ không đáng có đối với bộ môn này.

2(21)

Đã có thời gian Phong thuỷ được đánh đồng với tôn giáo. Thậm chí bị coi là nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng chính do cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các thầy Phong thuỷ, muốn thần thánh hoá, làm thần bí phức tạp thêm trong con mắt của gia chủ nhằm trục lợi cho bản thân.

Trong bài viết này người viết xin đưa ra những luận điểm của mình với hy vọng đóng góp vào việc đưa môn Phong thuỷ dưới góc độ khoa học nhằm tránh sự hiểu nhầm sai lạc dễ đánh đồng một môn Khoa học cổ truyền với tôn giáo hay với mê tín dị đoan.

Ngày nay, phong thuỷ đã được coi là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Là một người nghiên cứu về phong thủy và là một nhà kiến trúc, tôi nhận thấy rằng: Nếu chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về những khái niệm trong phong thuỷ thì những phương pháp ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn toàn mang tính khách quan, tính quy luật, tính nhất quán và khả năng tiên tri. Đấy là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học cho một phương pháp khoa học.

Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng tôi có thể khẳng định rằng: Phong thuỷ là một phương pháp khoa hoc, hoàn toàn không mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, môi trường và là phương pháp thay đổi chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc sống của con người.

Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiếp tục coi phong thuỷ như là một đối tượng khoa học để khám phá những thực tại được thể hiện qua những khái niệm ngôn ngữ cổ trong phương pháp luận của phong thuỷ.

Phong thủy phương tây

Các đóng góp từ phương Đông tác động mạnh tới phương Tây phải kể các vấn đề : tâm linh, ẩm thực và võ thuật. Sau những Yaga, Kung Fu (võ thuật) đã tràn vào phương Tây từ mấy thập kỷ qua, nay đến lượt Feng Shui (phong thủy) xuất hiện như một cái mốt mới. Màu sắc là một phần quan trọng trong phong thủy

Khoa học huyền bí hay khoa học môi trường?

Trong số các môn khoa học huyền bí phương Đông, phải nhìn nhận Phong Thủy là khoa học gần gũi thực tế cuộc sống nhất. Người phương Tây có cơ hội tiếp cận Phong Thủy tuy có cho rằng đây là một khoa huyền bí cổ truyền có lịch sử hàng nghìn năm của xã hội nông nghiệp Trung Hoa, nhưng cơ bản nó vẫn là một môn “khoa học môi trường” mang tính thời đại đáng được tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng nghiêm chỉnh cho xã hội công nghiệp.

Ý niệm tác động qua lại giữa “Thiên-Địa-Nhân” (Trời-Đất-Người) của phương Đông không mấy xa lạ với ý niệm về mối quan hệ tương tác giữa “Con người-Xã hội-Thiên nhiên” của phương Tây. Tất cả đều có cùng một mục tiêu là mong muốn tìm kiếm lại sự hài hòa và cân bằng cho cuộc sống của loài người từng bị xâm hại suốt một thế kỷ phát triển công nghiệp vừa qua.

Các nhà nghiên cứu phương Tây ý thức được rằng muốn hiểu biết thấu đáo Phong Thủy phương Đông không thể không nghiên cứu sâu về Kinh Dịch, cùng các khái niệm về Đạo, Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái, Hình, Ý, Khí, Long Mạch, tuổi tác, hướng thích hợp theo tuổi và giới tính, ý nghĩa về màu sắc theo quan niệm phương Đông.

Quan niệm về “khí” rất quan trọng trong khoa địa lý cũng được người phương Tây thấu hiểu, xem nó tương đương với cái mà khoa học gọi là “năng lượng” vận chuyển trong vũ trụ và con người. Ngoài ra họ còn phải đào sâu tìm hiểu thêm về các trường phái Phong Thủy khác nhau như phái Địa Lý (thiên về “hình”), phái Bát Trạch (nặng về “hướng”), phái Mật Tông (nghiên về “ý”) v.v…

Tuy vậy, sở dĩ người phương Tây dễ tiếp thu khoa Phong Thủy là do bộ môn khoa học huyền bí này không giống như các khoa Tử Vi, Tướng Mệnh chẳng hạn (cho rằng mọi vật có số phận riêng, định mệnh đã an bài, khó lòng thay đổi), mà chủ trương rằng con người có thể chủ động can thiệp nhắm thay đổi, sửa chữa lại những cái gì chưa hoàn hảo để làm tốt hơn cho cuộc sống.

Cho nên không ai lấy làm lạ một khi khoa Phong Thủy du nhập vào thế giới phương Tây thì đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật ứng dụng, chủ yếu nhắm sắp đặt, trang trí nhà cửa, sân vườn, văn phòng và cơ sở thương mại. Người ta cố tình loại bỏ phần “Âm phần” (tìm huyệt mộ trong xã hội nông nghiệp phương Đông) rõ ràng là không phù hợp chút nào với xã hội công nghiệp và đô thị hóa kiểu phương Tây.

Ứng dụng cụ thể vào cuộc sống

Với những nguyên tắc đơn giản mà hiệu nghiệm, khoa Phong Thủy có thể thích nghi vào xã hội mới, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp, công việc làm ăn khả quan hơn. Do vậy mà người phương Tây, nhất là người Mỹ, không ngại xông xáo tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng môn khoa học môi trường mới đến từ phương Đông này. Họ đã trực tiếp tìm kiếm học hỏi từ các chuyên gia phong thủy ở Trung Quốc cũng như trong cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài để rồi truyền bá nó ra qua sách báo, băng hình, giảng dạy, “talkshow” giải đáp thắc mắc trên truyền hình, trên báo chí…

Ngày càng nhiều những nhà kinh doanh phương Tây quay về từ châu Á cũng đã đem khoa Phong Thủy ra áp dụng vào cơ sở làm ăn, nhà cửa của họ. Người Mỹ ở tầm trung bình cũng hiếu kỳ nghiên cứu Phong Thủy, bắt đầu ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày và họ thừa nhận đã thu đạt kết quả tích cực.

Phong thủy trong cộng đồng gốc châu Á ở phương Tây

Cộng đồng di dân người Hoa rõ ràng là tin tưởng có phần hơi quá đáng vào khoa Phong Thủy cổ truyền của họ, nhiều khi đến mức mê tín dị đoan. Người Việt mình thì ít nhiều cũng tin Phong Thủy khi mua hoặc xây nhà, nhưng không đến nỗi quá đáng như Hoa kiều. Nhiều người mình (gồm cả Việt kiều lớp trẻ) cũng có một số hiểu biết nhất định về Phong Thủy qua nghiên cứu sách báo. Ví như một kỹ sư trẻ tôi quen mua nhà ở California nhất định không chịu chọn kiểu nhà có cầu thang nhìn thẳng ra cửa chính hoặc đã xây sẵn hồ bơi ngay phía sau khối nhà…

Nay công ty địa ốc lớn nhất nước Mỹ là KB Home đã xây dựng “nhà phong thủy” để bán cho cộng đồng người di dân gốc Á và thuê cả nhân viên bán nhà rành về phong thủy tư vấn khách hàng. Năm nay họ khoe là đã bán được một nửa trong tổng số 32.000 căn nhà của họ cho khách hàng gốc châu Á.

Môn Phong Thủy nay đang được giảng dạy tại các khoa Châu Á học tại các đại học và dự kiến sẽ trình bày như chuyên đề khoa học ở các khoa liên quan đến khoa học môi trường và sinh thái, đến các bộ môn thiết kế như quy hoạch đô thị, kiến trúc, trang trí nội thất, cảnh quan…

Riêng tôi không nghĩ rằng Phong Thủy có thể giải quyết được tất cả mọi chuyện của cuộc sống. Tất cả những gì do con người tạo ra đều tương đối, Phong Thủy muốn thành công cần có sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Tuy vậy, tôi cũng nghĩ khoa Phong Thủy cần được người mình quan niệm lại một cách nghiêm chỉnh hơn, không nên xem nó hoàn toàn như một khoa học huyền bí, còn đầy rẫy những điều mê tín dị đoan chưa đáng tin cậy, mà cần xem nó như môn “khoa học môi trường” mang tính cổ truyền đã từng tồn tại trong vốn văn hóa dân tộc. Như vậy thì nó cần được gìn giữ và phát huy theo hướng nhân văn và khoa học, nhắm phục vụ cuộc sống của nhân dân ta bước vào thời đại mới.

Phong thủy với môi trường xung quanh

Bố cục của một ngôi nhà được xem là thuận phong thủy là bố cục không chỉ hài hòa về cách phân chia không gian mà còn hài hòa giữa môi trường bên ngoài đối với ngôi nhà. Bố cục này được nghiên cứu theo địa hình, hoàn cảnh, khí hậu… và những gì tác động đến con người sao cho những người sống trong nhà có cảm giác thoải mái nhất khi sống trong nhà.

2(24)

Để căn nhà đẹp hơn về mặt thẩm mỹ và tránh đượng những tổn thất về tài sản, sức khỏe của người sống trong nhà, cần tạo môi trường xung quanh hài hòa với nhà ở.

Chính vì những lý do đơn giản nhưng cũng rất quan trọng đó mà bạn nên tham khảo bài viết này để tránh trong việc chọn đất xây và thiết kế nhà.

Khi xây tường bao quanh nhà, bạn không nên để chiều cao của tường cao hơn mái nhà. Nếu muốn đảm bảo về mặt an ninh cho ngôi nhà. bạn có thể xây tường cao bằng 2/3 chiều cao của tầng 1 ngôi nhà. Hoặc bạn có thể thiết kế thêm hàng rào thép gai hoặc song sắt phía trên tường để đảm bảo ánh sáng vào nhà không bị chắn bởi tường mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn.

Không nên xây nhà quá gần biển hoặc dòng sông lớn, bởi trước mặt nhà là không gian nước mênh mông với bức xạ lớn có thể tạo nhiều vận may về tiền bạc nhưng về lâu dài cũng có thể gây hao tán, kiệt quệ về tài chính.

11(7)

Không nên xây nhà sát hoặc xen giữa các tòa nhà cao tầng sử dụng nhiều chất liệu kính, gương phản quang dễ khiến những người sống trong nhà cảm thấy khó chịu, bất an.

Cửa chính của ngôi nhà không nên đặt đối diện hành lang dài thẳng hay lan can cửa sổ, điều này sẽ khiến luồng khí xấu chạy thẳng vào trung tâm căn nhà.

Không nên xây nhà gần đường hầm, đường sắt, bởi những ngôi nhà ở vị trí như vậy sẽ khiến tinh thần của người sống trong nhà luôn căng thẳng, mệt mỏi.

Nên chọn hướng tốt khi xây nhà, tránh hướng chính của ngôi nhà nhìn xuống vực, nhìn ra cảnh quan xấu, dữ tợn hay cảnh đổ nát hoang tàn… Bởi như vậy sẽ khiến người trong nhà dễ bị đau ốm.

Khi xây nhà cũng nên tránh xây nhà hướng vào các góc đường, góc đình chùa, ngã tư ngã ba đường chiếu thẳng vào nhà khiến gia đình làm ăn khó khăn, lụi bại…

Hãy tạo cảnh quan xanh tốt, yên bình với các loại cây ăn quả như na, vú sữa, ổi, hồng xiêm… hay những loại hoa như mẫu đơn, hoa đào… để ngôi nhà bạn luôn đẹp và hài hòa phong thủy.

Các bước đầu tiên trong thực hành phong thủy theo phái Bát trạch là phải xác định chính xác hướng nhà và hướng cửa chính.

Việc xác định hướng nhà và hướng cửa chính đóng vai trò quyết định trong lựa chọn các biện pháp phong thủy phù hợp cho một ngôi nhà.

Quan sát vị trí mặt trời mọc hoặc lặn để xác định hướng là không đủ chính xác. Các nhà phong thủy thường xác định phương hướng bằng một dụng cụ đặc biệt là la bàn phong thủy (la kinh). Dụng cụ này hết sức phức tạp, chỉ các chuyên gia mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng phong thủy theo lối hiện đại, bạn chỉ cần dùng những chiếc la bàn đơn giản là được.

Chọn la bàn

Cần chọn những chiếc la bàn có chia độ rõ ràng. Có thể tìm mua những chiếc la bàn này ở các cửa hàng văn phòng phẩm, gian hàng bán dụng cụ cắm trại…

144

Nên chọn loại được gắn trên một chiếc thước nhựa, mũi tên in trên thước sẽ giúp bạn định hướng dễ dàng hơn.

Các bước thực hành đo hướng nhà

– Để tránh tác động của từ trường lên chiều quay của kim la bàn, khi đo hướng nhà, đừng đứng gần các thiết bị điện, ô tô.

– Tháo bỏ tất cả đồ dùng kim loại trên người (điện thoại di động, dây chuyền, đồng hồ, nhẫn, thắt lưng có kim loại…).

– Đứng quay lưng về ngôi nhà, đứng cách ngôi nhà chừng 1m -1,5 m.

145
Cách đo la bàn.

– Hai chân dang nhẹ cho vững vàng. Đặt la bàn trong lòng bàn tay, ngang tầm hông, mũi tên in trên tấm thước nhựa hướng thẳng về phía trước.

– Xoay la bàn cho tới khi mũi kim tô màu (màu đỏ ở hình bên trái và màu xanh ở hình bên phải) trùng khít với hướng bắc (chữ N trên la bàn).

– Đọc con số ghi trên vòng ngoài của la bàn, nằm trên cùng đường thẳng với mũi tên trên thước nhựa.

143
Trong hình vẽ này, ta đọc 200 độ, hướng Nam.

– Lặp lại điều này ba lần như trong hình vẽ ở trên (dịch sang trái sang phải một chút nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách tới ngôi nhà). Nếu có sự khác biệt giữa các số đo thì tính trung bình cộng của 3 giá trị trên. Ví dụ: (200 + 196+ 202): 3 = 199 độ (hướng Nam). Nếu có sai số lớn hơn 15 độ trong 3 lần đo, bạn đang chịu ảnh hưởng của các thiết bị điện hoặc kim loại, ví dụ đang đứng gần hệ thống đường ống nào đó. Hãy thay đổi vị trí và đo lại.

Xác định hướng nhà theo độ đo của la bàn

Hãy tra số đo bạn đọc được trên la bàn với bảng sau để biết hướng nhà:

1 Bắc 337,5- 22,5
2 Đông bắc 22,5- 67,5
3 Đông 67,5-112,5
4 Đông Nam 112,5- 157,5
5 Nam 157,5- 202,5
6 Tây Nam 202,5- 247,5
7 Tây 247,5- 292,5
8 Tây Bắc 292,5-337,5

Bạn cũng có thể học cách chuyển từ số đo thành hướng mà không cần đến bảng trên. Hãy hình dung toàn bộ la bàn như một vòng tròn 360 độ, khi đó, 8 hướng chiếm những phần bằng nhau và bằng 360 độ: 8 = 45 độ.

148

Khi kim chỉ 90 độ, ta nói đó là hướng chính Đông (E). Toàn bộ hướng Đông sẽ trải từ 67,5 đến 112,5 độ (22,5 độ về bên trái và 22,5 độ về bên phải mốc 90 độ). Tương tự như vậy, 0 độ tương ứng với hướng chính Bắc (N), toàn bộ hướng Bắc trải từ 337,5 đến 22,5 độ.135 độ tương ứng với Đông Nam, toàn bộ hướng Đông Nam trải từ 112,5 đến 157,5 độ…

La bàn phong thủy hiện đại chia rõ ranh giới 8 hướng.

Các ký hiệu trên la bàn: N (HƯỚNG BẮC), NE (HƯỚNG ĐÔNG-BẮC), E (HƯỚNG ĐÔNG), NW(HƯỚNG TÂY-BẮC), S (HƯỚNG NAM), SE (HƯỚNG ĐÔNG-NAM), W (HƯỚNG TÂY), SW (HƯỚNG TÂY-NAM).

Đo hướng cửa chính

Việc đo hướng cửa chính cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên, chỉ khác là bạn cần đứng ở giữa cửa ra vào của ngôi nhà (quay lưng vào trong, mặt hướng ra ngoài). Nếu nhà bạn có một vài cửa ra vào thì chọn cửa mà cả gia đình sử dụng thường xuyên nhất để đo.

Tiến lên một bước về phía trước, đo lần 2. Lùi về phía sau một bước, đo lần 3. Nếu có sai số thì tiến hành lấy trung bình cộng của 3 số đo. Nếu có sai số lớn thì chú ý ảnh hưởng của đồ điện hoặc kim loại quanh đó.

Đối với các khu cao tầng:

Từ tầng 1 đến tầng 9: Hướng của căn hộ trùng với hướng của toàn bộ tòa nhà. – Từ tầng 10 trở lên: Do không còn chịu ảnh hưởng của đất nên hướng của căn hộ không phụ thuộc vào hướng tòa nhà. Lúc này, hướng căn hộ chính là hướng cho bạn tầm nhìn rộng nhất (thường đó là phía có cửa kính rộng, nơi cung cấp nguồn dương khí chính cho ngôi nhà của bạn).

Cách chọn màu sắc không gian thuận theo khoa học phong thủy

Màu sắc trong nhà ở nên dựa vào nguyên lý âm dương để đạt được sự hài hòa tuyệt đối. Trong đó, kiểu dáng và thời tiết khí hậu là hai yếu tố chính chi phối việc quyết định lựa chọn màu sắc cho phù hợp với ngôi nhà.

phong khach chon 1

Màu sắc nội thất, ngoại thất hoặc bất kỳ không gian nào từ nơi sinh hoạt tới nơi làm việc đều nhằm kích hoạt những vùng khí trường tốt và hạn chế những tác hại của những vùng có khí trường xấu. Sự ảnh hưởng của màu sắc đối với khu vực sống của con người khá lớn, tùy theo cấp độ mạnh, nhẹ của chúng.

Ví dụ, gam màu nóng không thích hợp với những người có tiền sử về tim mạch hay bệnh huyết áp bởi màu này luôn khiến cho họ cảm thấy căng thẳng, phấn khích. Ngược lại, người mang chứng bệnh trầm cảm, nhút nhát…nếu sơn nhà màu trắng hoặc các màu lạnh chỉ làm cho họ cảm thấy tẻ nhạt, chán nản và mệt mỏi.

Ngoài khía cạnh chú ý trong việc lựa chọn màu sơn như trên thì giới tính, lứa tuổi, phong cách sống của các thành viên trong gia đình cũng là cơ sở để lựa chọn những màu sắc thích hợp để tạo được cảm giác thích thú, thoải mái, thư giãn cho mỗi người khi trở về không gian sinh hoạt chung và riêng của gia đình.

Tương tự, không gian nhà nhỏ hay lớn, chức năng sinh hoạt như thế nào là điều đáng phải quan tâm. Đơn giản, nếu ngôi nhà có diện tích hạn chế không thể sơn màu nóng như đỏ, cam, vàng rực và ngược lại.

Bởi vậy, khi thiết kế được một căn nhà vừa ý về không gian, chức năng sử dụng thì màu sắc chính là phần quyết định về tính thẩm mỹ cũng như tác động của chúng tới tâm lý của người sử dụng trong đó. Cần đạt được sự hòa về mặt không gian, lứa tuổi, sở thích, xu hướng màu sắc của gia đình nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo cân bằng ngũ hành, nạp âm dương hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần có sự xử lý linh hoạt để gia chủ không khỏi lăn tăn nên lựa chọn màu gì cho phù hợp. Ví dụ gia chủ tuổi Đinh Tỵ (1977) ngũ hành thuộc Thổ, theo quy luật tương sinh tương khắc thì Hỏa sinh Thổ, tuy nhiên gia chủ lại là người có tính tình nóng nảy, nếu sử dụng màu nóng trong nhà thì không hợp lý, do đó có thể dùng màu của bản mệnh màu màu trắng, tuy thuộc về Kim nhưng lại có tác dụng xoa dịu tính nóng nảy rất hiệu quả.

Phong thủy cho ngôi nhà của bạn

Theo phong thủy, một ngôi nhà tốt thì cần “tàng phong tụ khí” tức là khí vận chuyển cần được thông thoáng, tránh bị xung đối hoặc bị ngăn chặn. Khí trong nhà nếu được cân bằng sẽ là giải pháp tạo sự hài hòa giữa nơi cư trú với môi trường xung quanh.

phong khach chon 11(1)

Trong khi đó, ở những căn hộ chung cư, cách phân chia không gian có thể không hợp lý theo thói quen sinh hoạt của mọi người nên nhiều gia đình tìm cách phân chia lại cho hợp lý, tường hoặc vách ngăn dùng để phân chia cũng chính là phương tiện điều chỉnh, cân bằng khí trong nhà hữu hiệu. Cụ thể, khi nhà có diện tích rộng mà lại ít nhân khẩu sử dụng thì sẽ có cảm giác lạnh lẽo, trống trải, bởi vậy nên khắc phục bằng cách ngăn tường nhiều, tạo những không gian thư giãn như phòng đọc, phòng tập thể dục…ngoài các không gian sinh hoạt chính khác. Dùng các gam màu nóng hoặc vật liệu sậm màu để tạo cảm giác gần gũi, ấm áp hơn.

Ngược lại, nhà có diện tích nhỏ thì nên giảm vách ngăn, dành ra một không gian rộng rãi cho nơi tiếp khách, sinh hoạt chung và giải trí. Sử dụng màu sáng dịu để có cảm giác nhà lớn hơn so với diện tích thật.

Ở trường hợp khác, những công trình có mặt tiếp giáp với hướng Tây nắng gắt thì tường nhà cần xây có độ dày cao hơn các mặt tường khác để tránh nắng, giảm nhiệt cho không gian bên trong. Màu sắc nên sử dụng những gam màu tươi mát như trắng, xanh cốm, vàng chanh….Thiết kế tường nhà hợp lý sẽ che bớt được những khiếm khuyết và tranh được những tác động xấu từ môi trường bên ngoài xâm nhập, đảm bảo sức khỏe cũng như tâm lý người sử dụng trong đó.

Nội khí trong nhà có bình ổn hay không là do cách phân chia không gian, đồng thời cũng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung của toàn thể ngôi nhà. Do đó gia chủ cần lưu ý tới việc bố trí và hoàn thiện chúng sao cho hợp lý.

Facebook Bình luận